Chính xác - Công tâm - Đầy đủ

  • Breaking News

    Smiley face Xem :

    Top 3 Việt phục: Cơn sốt cổ phục Việt Nam " sang chảnh " của giới trẻ

     Trang phục truyền thống là quần áo và trang phục truyền thống của một quốc gia, một địa phương, một dân tộc, hoặc có khi là một thời kỳ lịch sử nào đó của một nhóm người. Mặc quốc phục thường mang ý niệm củng cố tinh thần đoàn kết của một cộng đồng hay đoàn thể.Trong khi Âu phục đã dần dần chiếm ưu thế trên toàn cầu, quốc phục được duy trì là trang phục đặc biệt dùng vào những ngày lễ liên quan đến truyền thống văn hóa hoặc những dịp mang tính cách trang nghiêm, trịnh trọng. Trong khi trang phục truyền thống có thể bao gồm nhiều loại quần áo từ người nhà quê đến bậc vương giả nhưng quốc phục là trang phục trang trọng nhất của thường dân dành cho các dịp khánh tiết.

     Trang phục truyền thống Việt Nam (gọi tắt là Việt phục) là tên gọi chung cho các loại trang phục của người Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Gần đây, nhờ sự nghiên cứu và phỏng dựng của nhiều bạn trẻ, các bộ Việt phục khác đã được phổ biến rộng rãi hơn tới công chúng, bên cạnh Áo Dài."Bạn bè quốc tế luôn xem áo dài là trang phục cổ truyền Đất Việt. Điều này vẫn chưa đúng hoàn toàn,nền văn hiến Việt Nam trải dài bao biến cố lịch sử vì vậy mà được hội tụ đa dạng nhiều tinh hoa .Qua những thước phim đặc sắc của màn ảnh Việt,người xem được dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Áo Tấc - cổ Phục thời Nguyễn và Áo Nhật Bình là Triều phục dành cho cung tần nhất, nhị, tam, tứ giai và là Thường phục của hoàng hậu, công chúa thời Minh."

    1. Áo Dài

       Áo dài Việt Nam không chỉ là một loại trang phục dân tộc mà còn chứa đựng một bề dày lịch sử, truyền thống văn hóa, những quan niệm thẩm mĩ, ý thức và tinh thần dân tộc người Việt Nam. Trải qua bao đổi thay của xã hội và thời đại, chiếc áo dài vẫn luôn là biểu tượng tuyệt đẹp của nền văn hóa dân tộc, là niềm tự hào của con người Việt Nam
    Nguồn: Pinterest
       Dù đã trải qua rất nhiều thăng trầm lịch sử nhưng áo dài vẫn phổ biến và có ảnh hưởng đối với đời sống người Việt Nam hiện đại. Trong những sự kiện đặc biệt chúng ta vẫn thường xuyên thấy sự xuất hiện của tà áo dài truyền thống Việt Nam, chiếc áo dài như là một tác phẩm để đời của người Việt. ý nghĩa tà áo dài truyền thống Việt Nam còn rất nhiều, chứa đựng bản sắc và tinh thần Việt. Mỗi dân tộc trên thế giới đều có cho mình những loại trang phục khác nhau để khi nhìn vào trang phục chúng ta có thể biết họ đến từ quốc gia nào. Người Nhật Bản thì có kimo- no, người Hàn Quốc có hanbok còn Việt Nam có áo dài. Trang phục áo dài được thiết kế ôm sát cơ thể, được xẻ hông vừa quyến rũ lại vừa gợi cảm nhưng không kém phần kín đáo, đúng với thuần phong mĩ tục của người Việt. Áo dài là một phần văn hóa nói lên nhân quan và gói trọn tinh thần dân tộc Việt, gói trọn tinh thần người Việt. Áo dài được mọi lứa tuổi sử dụng, nó đã trở thành quốc phục của Việt Nam, được sử dụng trong những dịp đặc biệt hoặc những buổi lễ mang tầm quốc gia. Phụ nữ Việt Nam luôn chọn áo dài để xuất hiện trong dịp đặc biệt bởi nó góp phần làm tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ đồng thời thể hiện được niềm tự hào dân tộc.
    Nguồn: Pinterest

       Trong dân gian hay có câu: “Người đẹp vì lụa”, chiếc áo dài với thiết kế thon gọn, chuẩn xác đã giúp cho người. Để có được chiếc áo dài đẹp thì phải được đặt may thủ công tại cửa hàng, có sự lựa chọn tỉ mỉ, cẩn trọng trong chất liệu.Dù đã trải qua rất nhiều thăng trầm lịch sử nhưng áo dài vẫn phổ biến và có ảnh hưởng đối với đời sống người Việt Nam hiện đại. Trong những sự kiện đặc biệt chúng ta vẫn thường xuyên thấy sự xuất hiện của tà áo dài truyền thống Việt Nam.

    2. Áo Nhật Bình

       Áo Nhật Bình là Triều phục dành cho cung tần nhất, nhị, tam, tứ giai và là Thường phục của hoàng hậu, công chúa. Áo Nhật Bình có nguyên mẫu là dạng áo Phi Phong thời Minh, là loại áo xẻ cổ, có dạng đối khâm, cổ áo to bản tạo thành hình chữ nhật ở trước ngực, dưới ức có dải vải buộc hai vạt áo.
    Nguồn: Pinterest
       Nguồn gốc của áo Nhật bình là loại áo Phi phong của triều Minh, được triều Nguyễn tiếp thu, cải cách thành kiểu áo Phi phong đối khâm với những nét riêng, rất đặc sắc. Áo có phần cổ thiết kế hình chữ nhật to bản, hai vạt được cố định bằng dây buộc, khi mặc vào thì phần trước ngực được ghép lại thành một hình chữ nhật nên mới có tên là áo Nhật bình. Khắp thân áo thường được trang trí lộng lẫy bằng các hoa văn dạng tròn dạng phụng ổ, loan ổ đan xen với các hình hoa lá, chữ Phúc, chữ Thọ... đính kim tuyến lấp lánh. Các hoa văn trang trí được sắp xếp dựa vào cấp bậc, vai vế của người mặc. Vì vậy, khi nhìn vào phần màu sắc, hoa văn của áo Nhật bình thì có thể xác định ngay được địa vị, danh phận của người mặc áo. Trừ Nhật bình dành cho bậc hoàng hậu ra, các kiểu áo Nhật bình khác ở tay áo đều có dải màu ngũ hành: lục, vàng, xanh, trắng, đỏ khiến loại trang phục này càng thêm rực rỡ. Áo Nhật bình vẫn dược xem là loại lễ phục cao cấp, chỉ được sử dụng trong các nghi lễ đặc biệt trang trọng. Áo Nhật bình truyền thống bao giờ cũng được may, thêu hết sức cầu kỳ, tỉ mỉ và hầu hết các công đoạn đều do nghệ nhân hay những người thợ tay có nghề cao thực hiện theo lối thủ công. Và cũng do điều này mà giá thành của những chiếc áo Nhật bình thường rất đắt. Trong thời Nguyễn, những chiếc áo Nhật bình của hoàng hậu, công chúa, phi tần đều do nghệ nhân cung đình may thêu vô cùng công phu, tỉ mỉ trong nhiều tháng trời và mức độ quý giá thì không hề thua kém các bộ đại lễ phục của vương tử, hoàng thân, quan lại cao cấp.
    Nguồn: Pinterest
        Áo Nhật bình là một di sản quý của thời Nguyễn, ngày càng được giới trẻ yêu thích, sử dụng vào các dịp lễ trang trọng không chỉ ở Huế mà lan tỏa ra toàn quốc và cả ở hải ngoại, nơi có người Việt sinh sống làm ăn.

    3. Áo Tấc

       Áo Tấc là một loại trang phục đặc thù của thời Nguyễn, có lịch sử hình thành khoảng trên dưới 300 năm, gắn liền với công cuộc cải cách và định chế trang phục ở Đàng Trong của Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1714–1765). Từ khi chế độ quân chủ sụp đổ thì áo Tấc cũng dần biến mất trong đời sống thường ngày. Gần đây, cùng với phòng trào chấn hưng quốc phục đang phát triển mạnh mẽ ở cả ba miền, chiếc áo Tấc đã xuất hiện trở lại ở rất nhiều nơi, không chỉ trong các nghi thức, lễ hội truyền thống mà còn trên nhiều diễn đàn của các hội, nhóm yêu mến cổ phục dân tộc.
    Nguồn: Pinterest
      Dưới thời nhà Nguyễn,Áo Tấc là một trong những trang phục phổ biến nhất của mọi tầng lớp xã hội,từ vua chú đến bình dân. Đây là bội lễ phục được mặc vào những dịp lễ hội quan trọng . Áo Tấc được khép kín nhờ 5 chiếc khuy tượng trưng cho quan điểm về ngũ thường theo quan điểm Nho giáo và ngũ hành theo triết học Đông phương. Áo được kết 5 khuy theo quan điểm ngũ thường nghĩa là: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. về ngũ hành, chỉ sự giao thoa và tuần hoàn cân bằng của năm nguyên tố: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.Tương truyền, tên gọi “áo Tấc” vốn bắt nguồn từ phần viền áo rộng đúng một tấc (khoảng 4cm). Phần thân áo, cũng như áo ngũ thân tay chẽn, được chắp nối từ năm mảnh vải kết hợp với nhau để tạo nên hai vạt trước sau và một vạt con nằm phía trong, và với tay áo dài và thụng. Nhìn chung, về thiết kế, áo Tấc có phần tay dài rộng từ 30-50cm với chiều dài ống tay tính cộng theo từ cổ tay dài ra 40-50cm, không bó nách và có hình chữ nhật; tà áo thường dài không quá gối 10cm (phần nhiều trong khoảng 7-8cm). Đây là kiểu áo may theo dáng áo viên lĩnh cổ tròn nhưng được nối thêm một dải vải đứng khoảng một tấc (4cm) ôm lấy cổ áo. Cổ áo dựng vuông và ôm khít vào cổ, và có 1 cúc ở chân cổ. Khuy áo gồm 5 chiếc bố trí hình chữ “quảng”, làm bằng các vật liệu cứng (vàng, bạc, đồng, trân châu, ngà, đá...) và thường có màu đối lập với màu sắc áo để tạo nên sự nổi bật. Ngày xưa, tùy vào điều kiện kinh tế cũng như vị thế, phẩm cấp, chức vụ của người mặc mà chất liệu vải may sẽ khác nhau. Đối với hoàng tộc, quan lại cao cấp thì chọn các loại lụa, the, sa cao cấp nhập của Trung Quốc hoặc do trong nước sản xuất, dân chúng bình thường sẽ dùng vải chất liệu vải rẻ hơn nhưng vẫn trang trọng, lịch sự. Màu sắc áo Tấc khá đa dạng, có thể dùng cho nhiều dịp lễ nghi, hội hè khác nhau.
    Nguồn: Pinterest
       Nếu như áo dài là "quốc hồn" thì các trang phục khác như áo tấc lại mang những phong vị khác, đại diện cho bối cảnh lịch sử, văn hóa ở thời đại mà loại trang phục này thịnh hành.
       

    No comments:

    Ẩm Thực

    Trung Tâm

    Dịch Vụ