Nhiều người chọn đi chùa để cầu bình an, may mắn cho bản thân, gia đình và bạn bè. Nhưng cũng không ít bạn trẻ lại tìm những ngôi chùa để hi vọng tìm được nửa kia của cuộc đời mình. Dưới đây sẽ là danh sách 5 ngôi chùa cầu duyên linh thiêng nhất Việt Nam cho hội độc thân lâu năm tham khảo nhé!
1.Chùa Hà (Hà Nội)
Chùa Hà (hay còn được gọi là Thánh Đức Tự) được xây dựng từ thời Lý Thánh Tông. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng tọa lạc trên con phố nhỏ cùng tên - phố Chùa Hà, thuộc quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội. Với lối kiến trúc cổ kính, chùa được chia thành các khu vực riêng biệt gồm có cổng Tam quan 2 tầng, Tiền đường, Thượng điện, Tam Bảo 5 gian rộng lớn. Khi đến chùa Hà, bạn sẽ thấy chùa được thiết kế thành từng khu riêng biệt với những ban thờ Phật và ban thờ Thánh Mẫu. Người dân đến đây cầu bình an, vạn sự hanh thông, tình duyên trọn vẹn sẽ cầu nguyện trước các vị Đức Ông, Đức Thánh Hiền, các vị Phật và tam tòa Thánh Mẫu.Về nguồn gốc của chùa Hà, có tới 2 truyền thuyết. Thứ nhất, vào thời vua Lý Thánh Tông (trị vì 1054-1072). Khi ấy mặc dù đã 42 tuổi nhưng nhà vua vẫn chưa có con nên tìm đến một ngôi chùa cầu tự, sau sinh ra Thái tử Càn Đức. Trên đường đi, nhà vua còn ghé một ngôi chùa khác và ban tiền bạc để trùng tu, sau đặt tên là Thánh Đức tự (chùa Hà ngày nay). Thứ hai, vào thời vua Lê Thánh Tông (trị vì 1460-1497), nhằm tưởng nhớ công ơn của các đại thần Nguyễn Trãi, Nguyễn Xí và Đinh Liệt đã cưu mang, đưa ông lên ngôi vào năm 1460 nên cho xây chùa Hà. Đến năm 1680, chùa vẫn lợp lá gồi, tường xây bằng gạch vồ nên dân chúng còn gọi là chùa Vồi. Trải qua bao thăng trầm, Thánh Đức tự đã bị phá hủy nhiều lần. Đến đời vua Lê Hy Tông, được hai lái buôn người làng Thổ Hà nhờ làm ăn phát đạt mà công đức số tiền lớn để cùng người dân tu bổ, xây dựng lại chùa bằng gạch ngói. Từ đó, hai làng Thổ Hà và làng Vòng kết mối tâm giao, đặt tên làng có ngôi chùa là Bối Hà, gọi tên nôm của chùa là chùa Hà.
2.chùa Duyên Ninh (Ninh Bình)
Chùa Duyên Ninh còn có tên gọi khác là chùa Thủ tọa lạc ở thành Nội của Kinh đô Hoa Lư xưa, nay là thôn Chi Phong, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Chùa nằm trong vùng bảo vệ đặc biệt khu di tích cố đô Hoa Lư cũng chính là vũng lõi của Quần thể Danh thắng Tràng An.Chùa Duyên Ninh cùng với chùa Am Tiên, chùa Kim Ngân, chùa Cổ Am, chùa Nhất Trụ là những chùa cổ được xây dựng thời Đinh – Tiền Lê nằm trong khuôn viên kinh thành Hoa Lư còn tồn tại đến ngày nay. Cũng như chùa Nhất Trụ, chùa Duyên Ninh là nơi thờ phật và các nhà sư thế kỷ 10 như Pháp Thuận, Khuông Việt và Vạn Hạnh.Tương truyền, Chùa Duyên Ninh là nơi các công chúa thời Đinh – Tiền Lê thường qua lại. Tại đây, công chúa Lê Thị Phất Ngân con gái vua Lê Đại Hành và tướng công Lý Công Uẩn đã hẹn ước nên duyên vợ chồng và hạ sinh hoàng tử Lý Phật Mã (sau là vua Lý Thái Tông) vào năm 1000. Sau này khi Lý Thái Tông trở về đây dẹp loạn Khai Quốc Vương đã đổi tên chùa thành chùa Duyên Ninh. Cuối đời, Hoàng hậu Phất Ngân đã về đây tu hành và trông coi mộ phần thân phụ là Hoàng đế Lê Đại Hành.Cũng tại ngôi chùa này, Hoàng hậu đã tác hợp cho nhiều đôi lứa thành đôi và từ đó Duyên Ninh trở thành ngôi chùa cầu duyên ở Cố đô Hoa Lư. Cầu duyên được hiểu là cầu cho duyên phận, duyên tình, duyên số,... được như ý. Chữ duyên bao hàm sự may mắn, có yếu tố khách quan bên cạnh sự nỗ lực của con người. Chính vì vậy mà người ta thường đến đây để cầu duyên và cầu tự nếu hiếm muộn đường con cái.Hơn 1000 năm đã trôi qua, những kiến trúc cổ của chùa hầu như không còn giữ được. Ngôi chùa hiện tại nằm theo hướng Đông Bắc, tựa lưng vào vách núi với kiến trúc giản dị bao gồm chính điện, nhà tổ, phòng khách, nhà ăn, vườn cây, tháp xá lợi. Từ thành phố Ninh Bình, du khách thập phương và Phật đi theo đường Tràng An qua khu du lịch sinh thái Tràng An khoảng 5km là đến chùa. Chùa Duyên Ninh là ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng lại nằm gần các khu du lịch trọng điểm của tỉnh Ninh Bình vì thế mà thu hút rất nhiều du khách thập phương và Phật tử ghé thăm nhất là những dịp đầu Xuân mới. Về chùa Duyên Ninh du khách và Phật tử được trở về một thời huy hoàng lịch sử đất nước, chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên và dâng lời ước nguyện cầu cho duyên tình thuận lợi, năm mới may mắn và bình an trong cuộc sống
3.Đền Bắc Lệ (Lạng Sơn)
Ở Đền Công Đồng Bắc Lệ lại lưu truyền câu chuyện Mẫu Thượng ngàn là công chúa La Bình, con gái của Sơn Tinh, cháu ngoại vua Hùng. Nàng thường cùng với cha đi chu du các bản mường, hang động, giúp cho cuộc sống dân lành được sung túc. Vào thời Lê Lợi, bà đã hiển linh, âm phù, hóa thành bó đuốc dẫn quan quân Lê Lợi thoát khỏi sự truy kích của quân giặc. Công cuộc bình Ngô đại thắng, Lê lợi lên làm vua và cho dựng đền Bắc Lệ để ghi nhớ công ơn của bà. Nếu theo tích này thì Đền Công Đồng Bắc Lệ có từ thời vua Lê Lợi. Trải qua 5 lần tu bổ và tôn tạo nhưng những kiến trúc xưa vẫn còn nguyên vẹn và mang đậm dấu ấn điêu khắc dân gian. Sự giao thoa giữa nền văn hóa Việt Nam và Trung Quốc tạo ra những nét độc đáo riêng cho Bắc Lệ. Thêm vào đó, các hàng cột bằng gỗ, liền khối vẫn còn giữ nét nguyên sơ tạo thêm cho đền sự ấm cúng linh thiêng.
4.Chùa Ông(Thành Phố Hồ Chí Minh)
Chùa Ông được xây dựng cách đây gần 300 năm. Lúc này, chùa có tên gọi là Nghĩa An Hội Quán bởi đây là hội quán của người Hoa gốc Tiều Châu ở vùng Nghĩa An, Quảng Đông, Trung Quốc.Ngoài ra, chùa còn có tên gọi khác là Miếu Quan Đế vì trong chùa thờ Quan Công. Vì vậy, dù gọi bằng tên gọi nào: Miếu Quan Đế, Nghĩa An Hội Quán hay chùa Ông thì đều đúng cả. Kể từ khi được xây dựng, chùa Ông đã trải qua nhiều lần trùng tu vào các năm 1866, 1901, 1969, 1983 và gần đây nhất là năm 2010. Tuy nhiên, chùa vẫn giữ được những nét cổ kính đặc trưng của kiến trúc xưa. Chùa Ông được xây dựng cách đây gần 300 năm. Lúc này, chùa có tên gọi là Nghĩa An Hội Quán bởi đây là hội quán của người Hoa gốc Tiều Châu ở vùng Nghĩa An, Quảng Đông, Trung Quốc.Ngoài ra, chùa còn có tên gọi khác là Miếu Quan Đế vì trong chùa thờ Quan Công. Vì vậy, dù gọi bằng tên gọi nào: Miếu Quan Đế, Nghĩa An Hội Quán hay chùa Ông thì đều đúng cả. Kể từ khi được xây dựng, chùa Ông đã trải qua nhiều lần trùng tu vào các năm 1866, 1901, 1969, 1983 và gần đây nhất là năm 2010. Tuy nhiên, chùa vẫn giữ được những nét cổ kính đặc trưng của kiến trúc xưa. Trong chính diện gồm tượng thờ, cột gỗ treo câu đối, bao lam, hoành phi và khám thờ được chạm trổ, điêu khắc tinh xảo. Bên cạnh đó, màu sắc chủ đạo là màu đỏ càng thể hiện đậm nét phong cách Triều Châu của ngôi chùa.Ngày nay, chùa Ông quận 5 là địa điểm tâm linh nổi tiếng, có ảnh hưởng lớn đến đời sống, văn hóa của người dân đang sinh sống tại đây.
5.Chùa Ngọc Hoàng (Chùa Phước Hải) -Thành Phố Hồ Chí Minh
Sẽ là thiếu sót lớn nếu vắng mặt Chùa Ngọc Hoàng trong danh sách các ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng ở Việt Nam. Nằm giữa trung tâm quận 1, thành phố Hồ Chí Minh chính là ngôi linh tự dịu dàng sắc cam đỏ, nổi bật bởi cổng Tam Quan uốn lượn tạo hình "Lưỡng Long Tranh Châu". Chùa Ngọc Hoàng còn có tên gọi khác là Phước Hải Tự, được xây dựng vào đầu thế kỷ XX - chủ yếu để thờ cúng Ngọc Hoàng cùng nhiều vị thần trong tín ngưỡng người Hoa. Sở hữu diện tích trên dưới 2.300 mét vuông, Chùa Ngọc Hoàng còn là không gian nghệ thuật ấn tượng với kho tàng tượng thờ, tranh thờ, liễn đối, hương án, bao lam, đèn lồng... ấn tượng. Bên cạnh cầu duyên, cũng có thể đến đây để tận hưởng không gian thiền tịnh hay phóng sinh ở bể cá, bể rùa bên trong chùa.
Kể cả việc chưa thành, nhất định là trời xanh có sự an bài khác cho mình. Việc của mình là sống thật tốt, thật trọn vẹn những khoảnh khắc của hiện tại. Sống bao dung, tích cực sửa sang, bồi dưỡng tâm hồn để tạo thiện duyên. Thần linh “luôn nghe được” tấm chân tình của người đến xin duyên, có lẽ là đợi đến thời điểm thích hợp, sẽ đưa đường dẫn lối cho duyên lành đến với những ai mong cầu.
No comments:
Post a Comment