Mặt trời đóng vai trò rất quan trọng. Nó là một lò phản ứng hạt nhân khổng lồ tỏa ánh sáng và năng lượng đi khắp nơi trong Hệ Mặt Trời đến các hành tinh, vệ tinh, sao chổi và thiên thạch.
Nhờ ánh sáng và năng lượng từ ngôi sao này mà sự sống ở Trái Đất của chúng ta phát triển rực rỡ. Là một trong 100 tỷ ngôi sao thuộc Ngân Hà, đây có lẽ là ngôi sao độc nhất sở hữu cho mình một hành tinh có sự sống.
Sau đây là những sự thật về ngôi sao của chúng ta trong Thái Dương Hệ:
1. Mặt Trời rất lớn
Mặt Trời là một ngôi sao lùn vàng rất to lớn. Mặc dù bánh kính của nó chỉ vào khoảng 695.508 km, nhỏ hơn rất nhiều so với hầu hết các ngôi sao khác, nhưng khi so sánh với Trái Đất, nó thật sự rất vĩ đại.
Ngôi sao này chiếm 99,8% khối lượng của toàn bộ Hệ Mặt Trời và nặng hơn Trái Đất đến 332.946 lần. Nếu có thể, chúng ta sẽ đặt vừa 1 triệu Trái Đất vào bên trong Mặt Trời. Hay xét theo diện tích bề mặt, nó sẽ vào khoảng 2.347 tỷ dặm vuông.
2. Phải rất lâu thì người ta mới gọi là Hệ Mặt Trời
Mặc dù ngày nay chúng ta đều biết rằng, mọi vật thể trong Hệ Mặt Trời gồm cả Trái Đất đều chuyển động quanh Mặt Trời, ngôi sao Mặt Trời là trung tâm của hệ nên được gọi là Hệ Mặt Trời hay còn gọi là Thái Dương Hệ. Khối lượng của Mặt Trời giữ cho mọi thứ đều chuyển động quanh nó và giữ đúng quỹ đạo như vậy.
Mãi đến thế kỷ thứ 16, người ta mới biết Trái Đất quay quanh Mặt Trời chứ không phải Mặt Trời quay quanh Trái Đất. Tuy nhiên, từ thế kỷ thứ 16 trở về trước, tất cả mọi người trên thế giới đều không nghĩ như vậy. Vũ trụ lúc đó đều quay quanh Trái Đất và đây được gọi là thuyết địa tâm. Thuyết nhật tâm với Mặt Trời làm trung tâm chỉ được đưa ra và dần phổ biến sau khi Copernicus công khai lý thuyết này.
3. Mặt Trời cách rất xa Trái Đất
Mặt Trời nằm cách chúng ta khoảng 149.600.000 km, nghĩa là nếu bạn lái xe liên tục không ngừng nghỉ với tốc độ 100km/h bạn sẽ đến được Mặt Trời trong vòng 177 năm. Hay một máy bay, bay với tốc độ 885 km/h cũng sẽ mất 19 năm cho quãng đường này.
Khi nói đến các khoảng cách trong Hệ Mặt Trời, các nhà thiên văn sử dụng đơn vị thiên văn AU (Astronomical Unit) để đo đạc. Mỗi AU ứng với khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời, hay có thể nói khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất là 1 AU.
4. Mặt Trời không đứng yên mà đi rất nhanh
Mặt Trời và các vật thể trong hệ Mặt Trời di chuyển với tốc độ rất nhanh, vào khoảng 720.000 km/h. Chúng cùng với các hệ hành tinh khác di chuyển vào tâm của Ngân Hà. Nhưng dù tốc độ có nhanh như thế, cũng phải mất đến 230 triệu năm nữa chúng mới hoàn thành một vòng quanh tâm Ngân Hà.
5. Mặt Trời tỏ sáng một cách chói lòa
Rõ ràng Mặt Trời là một thứ rất sáng, nhưng bạn có biết nó sáng đến mức nào không? Dễ dàng nhận thấy , Mặt Trời là vật thể sáng nhất mà chúng ta có thể nhìn thấy được trong tự nhiên, với tốc độ sáng biểu kiến là -26,74.
Độ sáng biểu kiến này lớn gấp 13 tỷ lần sp với ngôi sao Sirius - ngôi sao sáng nhất bầu trời đêm, với độ sáng biểu kiến là -1,46.
6. Mặt Trời thật sự rất nóng
Mặt Trời dĩ nhiên là một ngôi sao rất nóng, nhưng nó nóng đến nhường nào? NASA cho biết, lõi của Mặt Trời có thể đạt đến 15 triệu độ C để duy trì những phản ứng nhiệt hạch diễn ra ở đây. Bề mặt của Mặt Trời cũng chạm ngưỡng 5.500 độ C, nóng đủ để kim cương sôi lên.
7. Mặt Trời có thành phần cấu tạo rất phức tạp
Cũng như nhiều ngôi sao khác, Mặt Trời được cấu tạo chủ yếu từ Hydro, tiếp theo là Heli. Phần còn lại là Oxy, Cacbon, Neon, Nito, Magie, Sắt và Silic.
Theo tỷ lệ, cứ 1 triệu nguyên tử Hydro sẽ có 98.000 nguyên tử Heli, 850 nguyên tử Oxy, 360 nguyên tử Cacbon, 120 nguyên tử Nito, 40 nguyên tử Magie, 35 nguyên tử Sắt và 35 nguyên tử Silic.
8. Mặt Trời đang ở độ tuổi trung niên
Vào độ tuổi 4,6 tỷ năm tuổi, Mặt Trời đang ở tuổi trung niên so với cuộc đời của nó, độ tuổi này so với những ngôi sao khác thì còn khá trẻ. Là một phần của những ngôi sao thế hệ I, đây là nhóm các ngôi sao tương đối trẻ.
Các nhà khoa học cho rằng Mặt Trời sẽ còn tồn tại một khoảng thời gian lâu nữa, vào khoảng 6,5 tỷ năm tuổi nó sẽ bước vào giai đoạn bị hủy diệt.
9.Mặt Trời sẽ phình to thành ngôi sao khổng lồ đỏ
Một khi Mặt Trời đốt cháy hết lượng Hydro có sẵn, nó sẽ bắt đầu đốt đến Heli, khoảng thời gian này sẽ kéo dài trong 130 triệu năm hoặc lâu hơn.
Vào lúc này, nó sẽ trương phình ra và nuốt chửng những hành tình xung quanh vào bên trong lòng nó như Thủy Tinh, Kim Tinh và Trái Đất. Mặt Trời lúc đó sẽ là sao khổng lồ đỏ.
10. Sau cùng Mặt Trời sẽ biến thành sao lùn trắng
Sau khi đốt sạch lượng Heli có sẵn và nuốt chửng ba hành tinh gần nhất, nó sẽ tự sụp đổ vào bên trong. Khối lượng của nó vẫn sẽ giữ nguyên nhưng nó bị nén xuống và kích thước nhỏ lại tương đương với kích cỡ Trái Đất.
Khi điều đó xảy ra, Mặt Trời sẽ là một sao lùn trắng, mất hàng tỷ năm tiếp theo để nguội mát và tỏa sáng lấp lánh tren bầu trời đêm của những hành tinh còn tồn tại.
Trên đây là top 10 sự thật kinh ngạc về Mặt Trời, ngôi sao đem lại ánh sáng và sự sống cho Trái Đất thân yêu của chúng ta. Có bao nhiêu trong 10 điều trên mà bạn đã biết trước khi đọc bài viết này?
No comments:
Post a Comment