Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đã ít nhất tham gia vào một sự kiện. Sự kiện làm thay đổi khá nhiều đời sống tinh thần của mỗi chúng ta. Khi bạn mệt mỏi, buồn bã, một sự kiện sẽ là món ăn tinh thần thôi thúc, khơi dậy những niềm vui và hào hứng bên trong bạn. Vậy bạn có tò mò những công nghệ nào đã góp phần tạo nên những sự kiện ấn tượng đó không? Hãy cùng Toplisthn.com khám phá nhé
1. Công nghệ thực tế ảo- thực tế tăng cường (VR/AR)
Đây là một trong những công nghệ còn tương đối mới mẻ, được đánh giá là rất có tiềm năng trong tương lai. Công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường không chỉ được ứng dụng trong ngành tổ chức sự kiện mà còn được sử dụng trong giải trí, giáo dục, quảng cáo thương mại, …Ngày nay, không chỉ các hoạt động ra mắt sản phẩm, thương hiệu mới mà cả các sự kiện triển lãm, hội chợ, bán hàng đều chuyển đổi từ phương thức truyền thống sang những công nghệ mới như VR/AR. Công nghệ này đặc biệt phù hợp với các sự kiện bất động sản, du lịch, nội thất …
Công nghệ thực tế ảo/ thực tế tăng cường sẽ giúp nhà tổ chức sự kiện tạo nên những trải nghiệm thú vị cho khách hàng. Một ví dụ về việc ứng dụng trong ngành du lịch, VR/AR giúp khách hàng có thể dễ dàng trải nghiệm đặt chân tới những điểm du lịch nổi tiếng trong môi trường giả lập.
2. Công nghệ trình chiếu 3D Mapping
3D Mapping là một công nghệ trình chiếu tương đối mới lạ nhưng đã sớm tạo được ấn tượng trong các sự kiện lớn. Bằng việc sử dụng công nghệ trình chiếu hiện đại kết hợp với các kĩ xảo điện ảnh, công nghệ 3D mapping hứa hẹn sẽ mang đến trải nghiệm độc đáo cho sự kiện của bạn.
Hiểu một cách đơn giản, kỹ thuật 3D mapping sẽ dựng một mô hình có tỷ lệ kích thước giống 100% so với vật thể thật. Từ mô hình đã dựng trên máy tính, nhà thiết kế sẽ tạo các kĩ xảo, hiệu ứng ánh sáng, âm thanh 3D. Sau đó, sản phẩm sẽ được biểu diễn trình chiếu trong sự kiện. 3D mapping không chỉ được ứng dụng trong những show trình chiếu lớn ngoài trời lên các tòa nhà, bảo tàng… mà công nghệ này còn được sử dụng nhiều trong các sự kiện giới thiệu, ra mắt sản phẩm ô tô.
Công nghệ trình chiếu 3D Mapping cũng được khá nhiều sự kiện ở Việt Nam áp dụng, tạo nên những bữa tiệc thị giác cho người xem như trình diễn nhạc nước tại Vinpearl Land Nha Trang, Festival Huế trong việc dựng lại hình ảnh cố đô Huế xưa....
3. Công nghệ Hologram
Hologram là công nghệ trình chiếu hình ảnh 3D trong không gian để tạo ra những hình ảnh nổi 3 chiều mà không cần kính đeo. Hologram được ứng dụng nhiều trong ngành quảng cáo, tổ chức sự kiện, biểu diễn nghệ thuật. Công nghệ này đưa người xem vào không gian 3 chiều đầy mê hoặc thay vì chỉ sử dụng những hình ảnh 2D phẳng như bình thường, mang đến những trải nghiệm độc đáo cho người tham dự.Công nghệ chiếu hologram 3D đã góp phần đưa tiết mục biễu diễn lên một tầm cao mới. Với máy chiếu công suất lớn và một tấm nền (màn lưới) cùng visual kỹ xảo được dựng đẹp mắt, phần thể hiện của nghệ sĩ múa sẽ trở nên lung linh và kỳ ảo hơn. Hiện nay, công nghệ này còn được sử dụng để biểu diễn xiếc để tạo sự mới mẻ, đồng thời thể hiện tinh thần nhân đạo, phản đối việc bạo hành động vật trong các rạp xiếc truyền thống.
4. Công nghệ Kinetic
Kinetic là công nghệ ứng dụng sự chuyển động cơ học của các vật thể. Trong trang trí hay tổ chức sự kiện, Kinetic thường được kết hợp với ánh sáng để tạo hiệu ứng hình ảnh có có một không hai. Đây là một ý tưởng đơn giản mà độc đáo – lấy cảm hứng từ động lực học – tạo sự chuyển động lên xuống nối tiếp nhau trong không gian của các quả bóng LED nhiều màu.Những bóng đèn LED được lập trình chuyển động như những gợn sóng, nhịp nhàng theo giai điệu của âm nhạc tạo nên hiệu ứng thị giác đầy mê hoặc người xem. Hiện nay công nghệ trình chiếu ánh sáng Kinetic Lights còn khá mới mẻ tại Việt Nam nhưng trên thế giới, công nghệ này đã góp phần tạo ra nhiều tác phẩm nghệ thuật đầy ấn tượng trong các sự kiện.
No comments:
Post a Comment