Chính xác - Công tâm - Đầy đủ

  • Breaking News

    Smiley face Xem :

    Top 10 Địa điểm du lịch Huế không nên bỏ lỡ 2023

    Tham quan Huế là đến với những nét đẹp nên thơ, hữu tình. Nếu ai đã, đang và sẽ đến du lịch mà không ghé thăm 10 địa điểm du lịch Huế sau thì không thể nào hiểu hết được những nét đẹp ẩn chứa nơi xứ Huế mộng mơ. Hẫy cùng Toplisthn Review tham khảo các địa điểm sau nhé!

    1. Lăng Minh Mạng

    Lăng Minh Mạng sở hữu một vị trí đắc địa và thuận lợi vô cùng tại Huế. Tọa lạc trên ngọn núi Cẩm Khê, đây là nơi giao thoa giữa hai con sông Tả Trạch và Hữu Trạch, hợp lại thành sông Hương mộng mơ.

    Lăng Minh Mạng là một trong những lăng tẩm được đánh giá là uy nghi, chuẩn mực nhất trong những kiến trúc của thời nhà Nguyễn. Toàn bộ khuôn viên La thành có diện tích 1.750m được sắp xếp đăng đối với nhau tạo nên một quần thể kiến trúc vô cùng đẹp mắt. Nhìn từ trên cao, hình dáng của lăng tựa như dáng một người đang nằm nghỉ ngơi rất tự nhiên và thoải mái: Đầu hướng về phía núi Kim Phụng, hai bên hông là hai bên hồ Trừng Minh còn chân lại đặt lên ngã ba sông đầy thoải mái.

    Từ cổng lăng bước vào phía bên trong, đập vào mắt ta là những công trình kiến trúc được sắp xếp đối xứng, song song theo ba trục. Ở giữa khuôn viên ấy là một đầm sen tỏa ngát hương thơm. Hình ảnh những bông sen đơn thuần, mộc mạc mà đẹp lạ thường là một biểu tượng không thể thiếu khi người ta nhắc tới những lăng tẩm ở Việt Nam. Du lịch Huế mà không ghé thăm Lăng Minh Mạng thì quả là một thiếu sót quá lớn.

    2. Lăng Khải Định

    Nằm cách trung tâm thành phố Huế chỉ 10 km, Lăng Khải Định là công trình kiến trúc cuối cùng của triều Nguyễn và cũng là công trình nổi bật nhất trong tất cả những lăng tẩm khác, nhờ những vật liệu xây dựng tân thời và ảnh hưởng của nhiều trường phái kiến trúc ngoại quốc.

    Lăng Khải Định được xây dựng trong 11 năm (1920 – 1931), kéo dài 2 đời vua nhà Nguyễn là Khải Định và con mình là Bảo Đại. Dù là công trình lăng có diện tích nhỏ nhất nhưng đây lại là công trình lăng tốn nhiều công sức và tiền của nhất trong các lăng tẩm Triều Nguyễn.

    Du lịch Huế và tham quan Lăng Khải Định có thể gây choáng ngợp cho du khách, bởi kiến trúc hình khối chữ nhật vươn cao 127 bậc cấp, ảnh hưởng từ nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo (cổng trụ hình tháp), Phật giáo (trụ biểu dạng stoupa), kiến trúc Roman Gothic (những hàng cột bát giác, vòm cửa cao rộng)…Một nét đặc biệt khác khiến du khách khi đến thăm lăng Khải Định đều phải trầm trồ là tất cả các chi tiết đều được trang trí bằng nghệ thuật khảm kính sứ. 

    3. Lăng Tự Đức

    Lăng Tự Đức nằm trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh cũ, nay là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Lăng thờ vua Tự Đức, đời vua thứ 4 của triều nhà Nguyễn. Ông trị vì 36 năm, từ 1847-1883.

    Lúc mới xây dựng, lăng có tên là Vạn Niên Cơ. Sau cuộc nổi loạn của những người xây dựng lăng, vua Tự Đức nhận ra sai lầm của bản thân, bèn đổi tên thành Khiêm Cung. Sau khi vua Tự Đức băng hà, lăng được đổi tên thành Khiêm Lăng. 

    Quần thể lăng được chia thành 2 khu vực: tẩm điện và lăng mộ. Khu vực tẩm điện từ cửa Vụ Khiêm đi qua trước khiêm Cung Môn rồi uốn lượn quanh co ở phía trước lăng mộ. Qua khỏi cửa Vụ Khiêm và miếu thờ sơn thần là khu điện thờ, nơi trước đây là chỗ nghỉ ngơi, giải trí của vua.

    Lăng Tự Đức có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của vua chúa nhà Nguyễn mà bạn nhất định phải khám phá khi du lịch Huế nha.

    4. Đại Nội Huế

    Đại Nội Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới từ năm 1993. Đại Nội Huế là nơi sinh hoạt và là trung tâm hành chính của triều đình phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Bắt đầu từ vua Gia Long, 13 vị vua của hoàng gia nhà Nguyễn đã sinh sống liên tục cho đến khi triều đại kết thúc sau tuyên bố thoái vị của vua Bảo Đại vào tháng 8 năm 1945. 

    Đại Nội Huế có 4 cửa được bố trí ở 4 mặt với cửa chính nằm ở phía Nam là Ngọ Môn, phía Bắc là cửa Hòa Bình, phía Tây là cửa Chương Đức và phía đông là cửa Hiển Nhơn. Trước mặt Ngọ Môn là Kỳ đài Huế và quảng trường, nơi diễn ra các hoạt động văn hóa văn nghệ vào dịp lễ tết. Hoàng thành và toàn bộ hệ thống cung điện bên trong đều tuân thủ theo nguyên tắc "tả nam hữu nữ", "tả văn hữu võ".

    Đến nay, trải qua bao biến động và thời gian, nhưng với tư cách là tài sản vô giá của dân tộc, là thành quả lao động của hàng vạn người trong suốt một thời gian dài, Khu di tích Đại Nội ở Huế vẫn luôn là một công trình lịch sử minh chứng cho sự tồn tại của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam. Để hiểu rõ về lịch sử triều đại phong kiến của Việt Nam thì chắc chắn Đại Nội Huế là địa danh bạn nhất định phải đến nha.

    5. Nhà Vườn An Hiên

    Sau một thời gian trùng tu và phục dựng, nhà vườn An Hiên bắt đầu mở cửa đón du khách trở lại từ ngày 15/05/2019.

    Nhà vườn Huế mang một dấu ấn đậm nét, vừa có dáng vẻ quý tộc, lại vừa có màu sắc dân gian truyền thống. Trong hàng trăm ngôi nhà vườn vẫn còn tồn tại ở Huế, nhà vườn An Hiên là công trình tiêu biểu nhất. Nhà vườn nằm ở bờ bắc sông Hương, phía tây kinh thành, thuộc vùng đất Kim Long, nơi xưa kia là thủ phủ của các chúa Nguyễn (nay là địa chỉ số 58 đường Nguyễn Phúc Nguyên, thôn Xuân Hòa, xã Hương Long, TP Huế), cách không xa chùa Thiên Mụ.

    Nhà vườn An Hiên tại Huế được thiết kế mẫu mực theo kiến trúc nhà vườn xứ Huế, chịu ảnh hưởng bởi thuật phong thủy. Kiến trúc và thiên nhiên hòa quyện vào nhau. Quần thể công trình rộng tới gần 5.000 m2 quay hướng chính về phía sông Hương. Chủ thể là một ngôi nhà rường nằm ở trung tâm khu vườn, rộng 135 m2.

    Hiện nay, nhà vườn An Hiên là một địa chỉ văn hóa, điểm dừng chân quen thuộc của những du khách khi tham quan Huế. Đó cũng là một nét riêng biệt của Huế trong văn hóa kiến trúc đô thị ở Việt Nam. Vé vào tham quan Nhà vườn An Hiên tại Huế có giá 20.000 đồng/ 1 người.

    6. Chùa Thiên Mụ - Ngôi Chùa Cổ Linh Thiêng Nhất Đất Huế

    Ẩn mình ở một nơi không ồn ào nhộn nhịp nhưng chùa Thiên Mụ vẫn thu hút khách thập phương khi đến du lịch Huế bởi những câu chuyện huyền thoại kỳ bí, bởi vẻ đẹp cố kính thâm nghiêm và sự bình yên bên dòng sông Hương thơ mộng…

    Chùa Thiên Mụ (hay còn gọi là chùa Linh Mụ) nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế chừng 5km về hướng Tây thuộc địa phận huyện Hương Trà. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601) đời chúa Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.

    Những ai đến du lịch Huế đều ghé tham quan điểm tâm linh Chùa Thiên Mụ với tâm lí muốn cầu an may mắn cho người thân và bạn bè xung quanh. Chùa Thiên Mụ là một công trình phục vụ đời sống tâm linh của con người xứ Huế, cũng là một địa điểm góp phần rất lớn cho cảnh đẹp kinh đô Huế – nét đẹp đặc trưng riêng có ở mảnh đất thần thánh, điểm nhấn ấn tượng cho khách thập phương mỗi lần du lịch Huế  

    7. Sông Hương

    Mỗi lần đến với Huế, không biết đã bao nhiêu con người thổn thức bùi ngùi trước vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của dòng sông Hương. Con sông này đã làm hao tốn giấy mực của bao thi sĩ với những ai mang nặng nỗi lòng nhớ Huế.

    Sông Hương như một dải lụa hiền hòa bao quanh Huế. Đến khám phá miền đất cố đô xưa mà không tận hưởng vẻ đẹp dòng sông Hương xem như chưa được đặt chân tới Huế.

    Từ xa xưa, sông Hương chảy qua những cánh rừng mang hương thơm thảo mộc. Khi đến với Huế, sông Hương đẹp từ nguồn, uốn lượn quanh co mang theo hương thơm của cây cỏ thiên nhiên như một sự sắp đặt mà tạo hóa ban tặng cho miền đất này.

    Ngày nay khi du lịch Huế, bạn có thể đi trên thuyền để thăm quan và ngắm nhìn dòng sống Hương. Dòng sông Hương chảy lượn uốn quanh qua Kinh thành, Hoàng thành, Tử cấm thành và qua Đại nội, càng làm tô điểm thêm nét đẹp tự nhiên của một kinh đô phong kiến độc đáo này. Sông Hương có chiều dài tới tận 80km, riêng đoạn từ Bằng Lãng đến cửa Thuận An dài 30km.

    8. Chợ Đông Ba

    Chợ Đông Ba là điểm nhất định phải đến với du khách khi du lịch Huế, không chỉ để tham quan và tìm hiểu văn hóa, sinh hoạt đời thường của người dân cố đô mà còn để thưởng thức hết các món ngon xứ Huế từ lâu đã nức tiếng cả nước như bún bò Huế, cơm hến, bánh canh Nam Phổ, các loại bánh Huế, chè Huế...

    Chợ Đông Ba nằm dọc theo bờ bắc sông Hương, bên đường Trần Hưng Đạo - vốn là con đường quan trọng của thành phố Huế. Nơi đây từ lâu đã là niềm tự hào của người dân Huế, là nơi thể hiện hơi thở, nhịp sống bao đời của đất Huế với gương mặt các dì, các mệ hồn hậu bên dãy hàng quán cùng trăm nghìn món ăn làm say lòng người.

    Bước chân vào chợ Đông Ba là bạn đã mở cánh cửa đến với thiên đường ẩm thực đậm chất miền Trung với bún bò giò heo chợ Đông Ba trứ danh, cơm hến đất cồn đúng chuẩn, bánh Huế đậm vị, bánh tráng Sịa, bún thịt nướng Kim Long, nem chả tré ở Phú Hòa, chè Truồi nấu với gừng tươi, nước mía Mỹ Lợi mát lành, chè hạt sen hồ Tịnh Tâm thơm ngọt dịu,…

    9. Chợ Đêm Huế

    Chúng tôi đi thăm chợ đêm ở Huế lúc này đã khoảng 10h30 tối rồi, nên hầu như các hàng quán đã đóng cửa. Nghe các chú xích lô nói chuyện, thì quanh khu vực chợ đêm ở Huế có các dãy hàng áo dài vô cùng đa dạng mà đặc biệt là du khách đặt may buổi chiều thì ngày hôm sau đã lấy được áo . Áo dài ở Huế thì nổi tiếng cả nước rồi. Tiếc chút xíu khi tụi mình không đi sớm hơn để được ngắm nhìn.

    Còn chợ đêm ở Huế nằm trên phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, ngay gần Chợ Đông Ba thì đa phần là hàng quán ăn uống với nhiều đặc sản của Huế, kể tên như cơm hến, bún hến, chè huế, các loại bánh,vv

    Dong chơi, khám phá Huế cả ngày rồi. Thong dong bằng xích lô đi dạo phố một vòng rồi qua Chợ đêm nhấm nháp những món ăn nhẹ thì nhất quả đất.

    10. Phố Tây

    Nếu ở Sài Gòn có phố tây Bùi Viện, Hà Nội có phố tây Tạ Hiện thì Huế cũng không thua kém gì hai thành phố du lịch lớn này, Huế có phố tây Phạm Ngũ Lão. Nói là khu phố tây Phạm Ngũ Lão vì hầu như ở đây tập trung đông đúc nhất nhưng về đúng nghĩa thì khu phố tây còn mở rộng ra ở đoạn giao Lê Lợi hay Võ Thị Sáu.

    Nằm bên bờ Nam sông Hương, Phố tây Huế chính là điểm đến nhộn nhịp đã khiến cho bức tranh trầm mặc của Huế thêm một màu sắc phá cách. Hỏi người dân nơi đây về thời gian xuất hiện của phố Tây nhưng hầu như cũng không ai biết. Chắc có lẽ khi du lịch Huế dần phát triển, du khách nước ngoài đến đây nhiều hơn thì những bar, pub, lounge cũng dần mọc lên, trở thành điểm lui tới của nhiều khách tây.

    Thành phố Huế đã đầu tư 50 tỷ đồng cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng khu phố đi bộ. Sau khi hoàn thành 3 tuyến phố gồm Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An, một nửa đường Võ Thị Sáu được đánh giá là một trong các tuyến phố đi bộ có hệ thống hạ tầng chất lượng cao, mẫu mực của cả nước.

    No comments:

    Ẩm Thực

    Trung Tâm

    Dịch Vụ