Chính xác - Công tâm - Đầy đủ

  • Breaking News

    Smiley face Xem :

    Top 10 loại bánh đặc sản Hà Nội lâu đời

     Các loại bánh đặc sản Hà Nội này rất mềm, dễ ăn không ngọt quá nên được rất nhiều người già và trẻ nhỏ yêu thích. Những món đặc sản Hà Nội mua về làm quà này thường có thể bảo quản trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, trong các loại bánh đặc sản Hà Nội mua về làm quà này, có một số loại bánh chỉ bảo quản được trong 1 ngày thôi như: bánh cuốn Thanh Trì, Bánh trôi, bánh chay, bánh đúc…nên bạn hãy chú ý nha.

    1. Bánh cốm Nguyên Ninh

    Bánh cốm Nguyên Ninh là một trong các loại bánh đặc sản Hà Nội đã có cách đây hơn 150 năm rồi, từ năm 1865. Nguyên Ninh có nghĩa là bánh cốm mang trọn nguyên gốc làng Yên Ninh, tổng Yên Thành, ngoại thành Hà Nội.

    Bánh cốm Nguyên Ninh giờ đây vẫn được duy trì đúng với cái hương vị ngày xưa. Với màu xanh cốm, vỏ bánh dẻo thơm mùi cốm non, được làm từ cốm nguyên chất, không pha bột, không xay vẫn dẻo mịn. Nhân bánh cốm được làm từ đậu xanh có vị ngọt bùi.

    Thời xưa, bánh cốm Nguyên Ninh nổi sánh vai với chả cá lã vọng, bánh cuốn Thanh Trì. Hiện nay, bánh cốm Nguyên Ninh chỉ bán duy nhất tại cửa hiệu số 11, Hàng Than, Hà Nội.

    2. Bánh cuốn Thanh Trì

    “Thanh Trì có bánh cuốn ngon

    Ăn vào mát ruột mắn con chồng chiều”

    Bánh cuốn Thanh Trì là một trong những món đặc sản Hà Nội nổi tiếng của phường Thanh Trì, Quận Hoàng Mai, Hà Nội. Chưa rõ chính xác bánh cuốn Thanh Trì có từ năm nào nhưng có một truyền thuyết nói rằng nghề làm bánh cuốn Thanh Trì đã có từ thời Lý.

    Bánh cuốn – Món ngon Hà Nội được làm từ gạo gié cánh, tám thơm và được tráng mỏng như tờ giấy. Điểm đặc biệt của bánh cuốn Thanh Trì – đặc sản Hà Nội thường không có nhân, được ăn cùng nước chấm pha dấm, ớt, hạt tiêu,… hoặc có thể ăn kèm giò lụa, đậu rán, rau mùi…Bánh cuốn Thanh Trì ăn không bị ngấy mà có vị thanh thanh của gạo và hành thơm.

    3. Bánh tôm Hồ Tây

    Bánh tôm Hồ Tây có nguồn gốc từ gánh hàng rong bình dân, vào khoảng những năm 30 của thế kỷ trước. Lúc bấy giờ bánh tôm chỉ là món ăn chơi của thời bao cấp, giờ đã trở thành Đặc sản Hà Nội mua về làm quà của rất nhiều khách du lịch.

    Bánh tôm Hồ Tây được làm từ chính con tôm được nuôi tại Hồ Tây, chắc thịt, vỏ mềm và rất ngọt. Hơn nữa, khoai lang trong bánh cũng được trồng tại bãi sông Hồng phì nhiêu màu mỡ nên bánh ăn giòn và có mùi thơm nhẹ hơn. Để mua bánh tôm đặc sản Hà Nội làm quà ngon nhất là bánh tôm trên đường Thanh Niên, Quận Tây Hồ nha, ở đây vẫn giữ được hương vị đậm đà và gần gũi của bánh tôm Hồ Tây – đặc sản Hà Nội thời xưa đấy.

    4. Bánh trôi, Bánh chay Hà Nội

    Bánh trôi, Bánh chay thường được nấu vào ngày 3-3 tết Hàn Thực với ý nghĩa tượng trưng là thức ăn nguội – Hàn thực. Bánh trôi, bánh chay thường được mua về làm đặc sản Hà Nội ngon làm quà dâng lên tổ tiên nhằm tưởng nhớ đến công ơn dưỡng dục của người đã khuất. Nhưng giờ thì 2 loại bánh này được sử dụng phổ biến hơn.

    Bánh trôi và bánh chay có gì khác nhau?

    Bánh trôi được nặn thành viên nhỏ, có vỏ ngoài màu trắng, nhân đường đỏ. Còn bánh chay được nặn thành hình tròn lớn hơn, có nhân là đỗ xanh, nấu cùng nước bột sắn dây. Ăn bánh trôi, bánh chay mát. Hơn nữa, bánh trôi, bánh chay Hà Nội dẻo nhưng không dính, là một trong những đặc sản Hà Nội mua về làm quà rất ý nghĩa đấy.

    5. Bánh chè lam Hà Nội

    Một trong các loại bánh đặc sản Hà Nội ngon phải kể đến là chè lam Thạch Xá, thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Người dân nơi đây quan niệm rằng món bánh này được làm từ tấm lòng người dân địa phương và sự thành kính của phật tử, thường được dùng để thờ cúng tổ tiên dịp lễ Tết.

    Bánh chè Lam Thạch Xá đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Những người có tuổi trong làng chỉ nhớ mang máng ngày xưa có từ thời Lê, thời nghĩa quân Lam Sơn hành quân đường dài, người dân đã sáng chế ra bánh chè lam, vừa khô, vừa bổ lại để được lâu.

    Bánh chè lam Thạch Xá đặc biệt bởi vị dẻo thơm của bột gạo nếp, ngọt của mật (đường), cay thơm của gừng, bùi ngậy của đậu phộng. Bánh chè lam thường ăn cùng trà nóng để tăng hương vị của bánh hơn.

    6. Bánh chưng Tranh Khúc

    Nguồn gốc chính xác bánh chưng Tranh Khúc được làm từ bao giờ thì mình chưa rõ, chỉ biết là đã có nhiều gia đình nối nghiệp làm nghề bánh chưng từ hơn 40 năm trước tại làng Tranh Khúc, xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Bánh chưng Tranh Khúc có tiếng không chỉ vì lâu đời, ngon mà còn do được chế biến rất cầu kỳ.

    Bánh chưng Tranh Khúc được làm từ gạo nếp quýt đỏ, nhập từ Hải Dương. Thịt chọn nhân bánh phải là thịt lợn vai tươi, được tẩm ướp gia vị. Nhân bánh được làm từ nhân thịt nặn tròn cùng đậu xanh quê vỏ đỏ. Đặc biệt, bánh chưng được người dân làng Tranh Khúc luộc bằng nồi điện nên bạn có thể yên tâm mua đặc sản Hà Nội làm quà tặng gia đình nha.

    7. Bánh khúc Hà Nội

    Bánh khúc là một trong những món ăn có từ lâu đời tại Hà Nội. Thời gian chính xác thì không ai nhớ rõ, chỉ nhớ bánh khúc có từ thời kỳ nước ta đói kém nhất, bánh khúc được bán hàng rong với những tiếng rao “khúc nóng nào, khúc đê!”

    Bánh khúc làng Hoàng Mai là một trong các loại bánh đặc sản Hà Nội hấp dẫn nhất vẫn giữ được hương vị cổ truyền xưa. Bánh khúc có nhân từ đậu xanh, thịt mỡ, có vỏ bánh làm từ gạo tẻ trộn với gạo nếp. Bánh khúc làng Hoàng Mai – đặc sản Hà Nội được hấp trong lò nung bằng đất, không phải bằng lò hơi như bánh khúc thường nên bánh được chín từ trong ra ngoài, ăn không bị sượng.

    8. Bánh đúc Hà Nội

    Bánh đúc là một trong những đặc sản Hà Nội mua về làm quà phổ biến nhất của khách du lịch. Người Hà Nội vẫn truyền tai nhau bánh đúc có từ thời bao cấp, cách đây khoảng hơn 30 năm. Bánh đúc là một đặc sản Hà Nội mua về làm quà vừa thanh đạm, vừa dẻo lại dễ tiêu hóa, rất tốt cho người già.

    Bánh đúc Hà Nội có nhiều loại như: bánh đúc lạc, bánh đúc dừa, bánh đúc chay, bánh đúc om chua, bánh đúc sốt. Bánh đúc thường được chấm với muối vừng hoặc nước mắm giấm ớt. Ngoài ra, bánh đúc còn thường để làm đồ cúng đầy tháng cho con.

    9. Bánh giày Quán Gánh

    “Dù ai chồng rẫy, vợ chê

    Bánh dày Quán Gánh lại về với nhau

    Ăn trước thì bảo người sau

    Già ăn trẻ lại, gái mau đắt chồng”

    Bánh giày Quán Gánh có từ bao giờ thì chưa ai trả lời được, chỉ biết là có từ lâu lắm rồi, thời người làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Nội vẫn còn làm nghề gồng thuê gánh mướn, làm lều dựng quán tạm bợ.

    Bánh giày quán gánh đặc sản Hà Nội nổi tiếng ngon, thơm, mềm, dẻo, có màu và hương vị riêng, được làm thủ công. Nếu bạn đã ăn thử một lần là lại nhớ mãi. Bánh giày Quán Gánh được làm từ nếp cái hoa vàng, nếp quýt, đậu xanh lòng vàng và hương cà cuống nên rất dẻo và thơm. Nếu bạn có dịp ghé qua Hà Nội, đừng quên mua bánh giày Quán Gánh – đặc sản Hà Nội làm quà tặng cho gia đình nha.

    10. Bánh đa khoai làng Lủ

    Nếu bạn chưa biết đi Hà Nội mua gì làm quà thì đặc sản Bánh đa khoai làng Lủ là phù hợp nhất đấy. Làng Lủ ở xã Đại Kim, nay là phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Hà Nội. Bánh đa khoai làng Lủ đã có từ thế kỷ 19, do cụ Đô Đính truyền nghề chế biến cho làng Lủ. Bánh đa khoai chủ yếu được làm từ khoai lang trồng trong làng, ăn giòn như bánh đa nướng. Khi ăn sẽ có vị ngọt của khoai, vừa thanh đạm lại thơm thơm.


    Không chỉ có cốm làng vòng, ô mai Hà Nội, ô mai hồng lam là những món đặc sản Hà Nội làm quà biếu nổi tiếng mà các loại bánh đặc sản Hà Nội này cũng là những món quà ý nghĩa và lâu đời nhất dành cho những ai chưa biết đi Hà Nội mua gì làm quà, Hà Nội có đặc sản gì? Đã đến Hà Nội thì đừng quên thưởng thức các loại bánh đặc sản Hà Nội này nha! 



    No comments:

    Ẩm Thực

    Trung Tâm

    Dịch Vụ