Chính xác - Công tâm - Đầy đủ

  • Breaking News

    Smiley face Xem :

    TOP 10 TỈNH THÀNH CÓ DIỆN TÍCH LỚN NHẤT VIỆT NAM

    Việt Nam là một quốc gia có diện tích đất rộng lớn với nhiều tỉnh thành phố mang nhiều đặc trưng địa lý và văn hóa khác nhau với tổng diện tích 331.218 km2, bao gồm 63 tỉnh thành phố. Hãy cùng Toplisthn tìm hiểu top 10 tỉnh thành có diện lớn nhất Việt Nam hiện nay nhé: 

    1. Nghệ An

    Tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam là Nghệ An là tỉnh diện tích là 16.494,6 km². Tỉnh Nghệ An nằm ở trung tâm miền Trung Việt Nam ở vĩ độ 18033' đến 20001' vĩ độ Bắc, kinh độ 103052' đến 105048' kinh độ Đông. Nghệ An giáp biên giới với tỉnh Hà Tĩnh ở phía Nam, tỉnh Thanh Hóa ở phía Bắc, tỉnh Lào Cai ở phía Tây Bắc và Lào ở phía Tây. Ngoài ra, Nghệ An còn là tỉnh đóng vai trò quan trọng trong giao lưu kinh tế, thương mại, du lịch, vận chuyển hàng hoá với cả trong ước và ngoài nước, nhất là các nước Lào, Thái Lan, Trung Quốc, và đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.

    2. Gia Lai

    Với diện tích khoảng 15.536,9 km², Gia Lai có diện tích lớn thứ 2 tại Việt Nam. Là một tỉnh miền núi phía bắc Tây Nguyên, tỉnh Gia Lai trải dài từ 12°58'20" đến 14°36'30" vĩ bắc, từ 107°27'23" đến 108°54'40" kinh đông. Tỉnh này giáp các tỉnh Kon Tum về phía Bắc, Đắk Lắk về phía Đông, Lâm Đồng về phía Nam và Campuchia về phía Tây Nam với đường biên giới dài 80,485km. Gia Lai có các địa hình núi cao và sông suối đan xen, chủ yếu được đặc trưng bởi cao nguyên đá bazan và thung lũng.

    3. Sơn La

    Sơn La là tỉnh có diện tích lớn thứ 3 tại Việt Nam, với diện tích 14.109,8 km² chiếm 39% diện tích vùng Tây Bắc và bằng 4,15% tổng diện tích tự nhiên cả nước. Tọa độ địa lý của tỉnh Sơn La nằm tại 20°37' - 22°02' vĩ độ Bắc và 103°11’ - 105°02' kinh độ Đông. Phía Bắc của Sơn La giáp tỉnh Lai Châu và Yên Bái, phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và Lào, phía Đông giáp tỉnh Hoà Bình và tỉnh Phú Thọ còn phía Tây giáp với Điện Biên. Sơn La không chỉ là tỉnh miền núi với cảnh quan tuyệt đẹp, mà còn là điểm đến quan trọng trên tuyến giao thông kinh tế quan trọng của Việt Nam.

    4. Đắk Lắk

    Đăk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên với diện tích: 13.125,4 km² là tỉnh có diện tích lớn thứ 4 tại Việt Nam. Tỉnh Đắk Lắk nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 107°28'57" đến 108°59'37" độ kinh Đông và từ 12°9'45" đến 13°25'06" độ vĩ Bắc. Vị trí Đắk Lắk giáp tỉnh Gia Lai về phía Bắc, phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hoà, phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông và giáp Campuchia về phía Tây. Tại đây có rất nhiều dân tộc cùng chung sống, với những truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa của Đắk Lắk.

    5. Thanh Hóa

    Đứng ở vị tri thứ 5 là Thanh Hóa, một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam có tổng diện tích 11.120,6 km². Thanh Hóa nằm tại vị trí 19°18' Bắc đến 20°40' Bắc, kinh tuyến 104°22' Đông đến 106°05' Đông. Giáp với Thanh Hóa là các tỉnh Sơn La, Hoà Bình, Ninh Bình về phía Bắc, Nghệ An về phía Nam, và Lào về phía Tây và giáp biển về phía Đông. Vị trí địa lý này trở thành điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh Thanh Hóa, trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

    6. Quảng Nam

    Quảng Nam có diện tích lớn thứ 6 ở nước ta với 10.574,9 km². Nằm ở toạ độ 15°13' đến 16°12' vĩ độ Bắc và 107°13' đến 108°44' kinh độ Đông, tỉnh Quảng Nam giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế về phía Bắc, giáp Tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum về phía Nam, giáp nước Lào về phía Tây và giáp Biển Đông về phía Đông. Quảng Nam cũng là một trong các trung tâm kinh tế của miền Trung Việt Nam đồng thời là đang rất phát triển về quan hệ, giao lưu kinh tế, văn hóa với các địa phương trong cả nước cũng như với các nước láng giềng.

    7. Lâm Đồng

    Vị trí có diện tích lớn thứ 7 là Lâm Đồng nằm ở miền núi phía Nam Tây Nguyên đạt khoảng 9.781,2 km². Tọa độ địa lý từ 11°12’ đến 12°15’ vĩ độ bắc và 107°45’ kinh độ Đông. Phía đông bắc giáp với tỉnh Khánh Hòa, phía đông giáp với tỉnh Ninh Thuận, phía tây giáp Đắk Nông, phía tây nam giáp hai tỉnh Đồng Nai và Bình Phước, phía nam và đông nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía bắc giáp tỉnh Đắk Lắk. Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông lớn; thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là khu vực năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn. 

    8. Kon Tum

    Xếp thứ 8 trong danh sách các tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam với 9.676,5 km² là tỉnh Kon Tum thuộc phía bắc Tây Nguyên trong toạ độ địa lý từ 107°20'15" đến 108°32'30" kinh độ Đông và từ 13°55'10" đến 15°27'15" vĩ độ Bắc. Phía Bắc của tỉnh giáp với Quảng Nam, phía nam giáp tỉnh Gia Lai, phía đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía tây giáp với 2 nước Lào và Campuchia. Kon Tum có địa hình đa dạng với núi non, sông suối, thác nước và hồ nước; đặc biệt tỉnh còn có diện tích rừng nguyên sinh và rừng trồng lớn, đóng góp một phần không nhỏ cho ngành lâm nghiệp của nước ta.

    9. Điện Biên

    Tỉnh tiếp theo có diện tích lớn thứ 9 tại Việt Nam là Điện Biên nằm ở biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc với 9.541,25 km². Vị trí địa lý tỉnh Điện Biên từ 20°54’ đến 22°33’ vĩ độ Bắc và 102°10’ đến 103°36’ kinh độ Đông. Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) còn phía Tây và Tây Nam giáp với Lào. Điện Biên có địa hình rất đa dạng với những dãy núi xen lẫn là các thung lũng, sông suối nhỏ hẹp và dốc. Đây cũng là nơi tuyến giao thông vận tải quan trọng trong vùng Tây Bắc Việt Nam với hệ thống đường bộ, đường sắt, sân bay phục vụ được cho các chuyến bay liên tỉnh. Điện Biên còn là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Việt Nam nhờ vào những cảnh quan đẹp và những giá trị lịch văn hóa đa dạng.

    10. Lai Châu

    Nằm trong top 10 tỉnh thành có diện tích lớn nhất cả nước là Lai Châu thuộc vùng Tây Bắc Bộ, diện tích tự nhiên của tỉnh đạt khoảng 9.068,78 km². Tọa độ địa lý của Lai Châu từ 21°41’ đến 22°50’ vĩ độ Bắc và từ 102°19’ đến 103°59’ kinh độ Đông. Phía Bắc của tỉnh giáp với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và tỉnh Lào Cai; phía Đông giáp các tỉnh Lào Cai, Yên Bái; phía Tây giáp tỉnh Điện Biên; phía Nam giáp tỉnh Điện Biên, Sơn La. 
    Tỉnh Lai Châu có địa hình hiểm trở với nhiều dãy núi, cao nguyên nằm ở nơi  vị trí tự nhiên quan trọng, là điểm giao cắt giữa các tuyến đường giao thông liên vùng, là cửa ngõ quan trọng của các đường giao thông khu vực miền Bắc, Tây Bắc Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Đồng thời tạo ra nhiều cơ hội để phát triển kinh tế xã hội và có nhiệm vụ quan trọng trong việc bảo đảm an ninh, quốc phòng và chủ quyền biên giới quốc gia.

    No comments:

    Ẩm Thực

    Trung Tâm

    Dịch Vụ